Gà bị sưng khớp chân và những điều mà người nuôi cần biết

Gà bị sưng khớp chân đi lại khập khiễng, vết sưng đỏ, gây đau, khó chịu

Gà bị sưng khớp chân là tình trạng vô nguy hiểm, đặc biệt là đối với gà đá. Khớp chân bị tổn thương sẽ khiến chiến kê đi lại khó khăn hơn và không thể tham gia thi đấu được. Nếu “gà quý” của bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy nhanh chóng theo chân bài viết sv368 sau để biết cách phòng và chữa về bệnh viêm khớp này. 

Gà bị sưng khớp chân – Thực trạng “tệ hại” của người nuôi gà 

Hiện nay, tình trạng gà bị sưng, viêm khớp chân không còn là điều hiếm gặp. Chúng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, như do môi trường sống, dị tật bẩm, các loại bệnh, vi khuẩn, virus,… Trong đó, vi khuẩn Mycoplasma Synoviae được xem là nhân tố quan trọng gây nên bệnh sưng khớp ở gà. 

Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh sưng khớp do loại vi khuẩn này chiếm từ 2 – 75% trong một đàn gà. Tỷ lệ tử vong cũng thường khá cao, dao động từ 1 – 10%, hoặc thậm chí có thể điểm lên đến 100%. 

Xem Thêm  Các thuật ngữ trong đá gà khi nuôi gà chọi các sư kê nên biết

Tình trạng sưng khớp chân thường xảy ra chủ yếu ở gà khoảng 10 ngày tuổi. Hoặc những con gà đang nhiễm bệnh khác cũng có nguy cơ mắc chứng sưng khớp chân cao hơn so với gà bị thường. Hoặc bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang con, khiến gà con mới nở đã có dị tật ở đôi chân. 

Bệnh sưng khớp chân ở gà phần lớn do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra
Bệnh sưng khớp chân ở gà phần lớn do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra

Biểu hiện của gà bị sưng khớp chân 

Bệnh sưng khớp, viêm khớp chân ở gà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Đặc biệt là những chiến kê rất cần được bảo vệ khỏi các chứng bệnh này, để có thể sẵn sàng tham gia thi đấu. Chính vì vậy, để trị và phòng ngựa được chứng sưng, viêm khớp chân hiệu quả, trước tiên, bạn cần nắm được các các biểu hiện quan trọng sau của bệnh: 

  • Chân gà bị què, khớp sưng lên, hình thành khối u, khi giải phẫu thì bên trong có dịch mủ. 
  • Gà có dấu hiệu đi đứng khập khiễng, đi lại loạng choạng khó khăn. Khi kiểm tra khớp háng, khớp chân, khớp đầu gối thì thấy có nổi cục u. 
  • Các chỗ khớp bị sưng, viêm nổi đỏ, gây đau, khó chịu cho gà. 
  • Gà biếng ăn, bỏ ăn, trông rất lờ đờ, uể oải. 

Khi gà bị sưng khớp chân thường xuất hiện nhiều chỗ sưng. Bạn có thể bắt gặp các nốt này ở đầu gối, mắt cá nhân, háng của gà. Nếu không được chữa trị kịp thời, các cục viêm ban đầu từ trạng thái mềm sẽ trở nên đông cứng lại, khiến gà đi đứng càng khó khăn hơn, dễ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. 

Xem Thêm  Tổng hợp tất cả 33 loại gà thần kê trong truyền thuyết
Gà bị sưng khớp chân đi lại khập khiễng, vết sưng đỏ, gây đau, khó chịu
Gà bị sưng khớp chân đi lại khập khiễng, vết sưng đỏ, gây đau, khó chịu

Hướng dẫn điều trị gà bị sưng khớp chân hiệu quả 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh có thể giúp ức chế vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây nên bệnh viêm khớp chân. Do đó, bạn có thể áp dụng một trong những cách sử dụng kháng sinh sau, để điều trị dứt điểm tình trạng này ở gà đá. 

Bài thuốc chữa gà bị sưng khớp chân thứ nhất 

Người nuôi sẽ sử dụng 1ml Doxy Hencoli pha với 2 lít nước. Bạn sẽ cho gà uống liên tục trong 5 ngày. Đồng thời, mỗi ngày, bạn cũng cần bổ sung đủ nước sạch hoặc nước điện giải Gluco K – C để tăng sức đề kháng cho gà. 

Bài thuốc chữa gà bị sưng khớp chân thứ 2 

Ở bài thuốc này, bạn sẽ sử dụng kháng tổng hợp thay cho Doxy Hencoli. Bạn có thể tìm mua được loại này ở các nhà thuốc thú y, sau đó hoà tan với nước hoặc trộn vào thức ăn cho gà ăn liên tục 5 ngày. Liều dùng sẽ là 1g kháng sinh tổng hợp pha với 1 lít nước, hoặc 1g kháng sinh sẽ dùng cho 6 – 8 kg thức ăn.

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm nước điện giải cho gà, có thể thay thế nó cho nước. Cách làm này vừa giúp tăng thêm sức đề kháng cho các chiến kê, vừa giúp tăng hiệu quả thuốc, từ đó hỗ trợ gà có thể phục hồi nhanh hơn. 

Xem Thêm  Cách Diệt Mạt Gà Hiệu Quả Chỉ Trong Một Ngày

Bài thuốc chữa gà bị sưng khớp chân thứ 3

Ở bài thuốc này, bạn sẽ sử dụng Enrocin 20% để hoà tan trong nước cho gà uống hoặc trộn đều vào thức ăn. Đồng thời, mỗi ngày, bạn cũng sẽ cho uống Sorbitol – VIT. Bạn sẽ theo dõi chuyển biến của gà trong 5 ngày sử dụng liên tiếp, để xem có khởi sắc hơn so với trước hay không. 

Bài thuốc chữa gà bị sưng khớp chân thứ 4 

Đối với cách thứ 4 này, bạn sẽ sử dụng kết hợp Tetra 50% và nước điện giải Gluco K – C. Người nuôi vẫn áp dụng cách pha quen thuộc vào nước hoặc thức ăn để gà dễ sử dụng và theo dõi sức khoẻ của chúng. 

Bạn có thể áp dụng 4 bài thuốc trên để chữa khớp chân bị sưng cho gà
Bạn có thể áp dụng 4 bài thuốc trên để chữa khớp chân bị sưng cho gà

Kết luận 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn tạm gác được gánh lo về gà bị sưng khớp chân. Gà đá bị viêm khớp, sưng khớp là điều rất đáng lo ngại, khiến người nuôi không khỏi hoang mang vì chúng không thể tham gia thi đấu được. Do đó, bạn cần phải đề cao cảnh giác trước bệnh này và biết cách chữa trị kịp thời để tránh hậu quả khó lường.